Góp ý/hợp tác: 0939 448 124

Đặt hàng:0903.005.138

Giá trị kinh tế vượt trội từ cây tre Luồng Việt Nam - Nguyên liệu tuyệt vời thay thế gỗ trong tương lai

29/09/2016
bởi Duy Vũ Minh
Luồng là loài tre trúc có nhiều đặc tính quý của Việt Nam

Cây Luồng là tên gọi của một loại tre bản địa thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, thường được trồng phổ biến tại các tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Đây được xem là một loại tre quý của nước ta, có giá trị kinh tế cao, được dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong đời sống từ xây dựng, nội thất cho tới đồ gia dụng hằng ngày.

Tinh trạng chặt phá rừng và khai thác quá mức nguồn tài nguyên gỗ rừng, nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng cao của con người đang dẫn đến một thực trạng kiệt quệ tài nguyên, không thể hồi phục lại được nữa. Cũng từ đó mà các thiên tai như lũ lụt, sói món, lũ quét xuất hiện ngày một nhiều hơn tại các vùng này. Mặc dù vẫn có các phương án trồng rừng tái sinh nhưng thiết nghĩ về lâu dài chúng ta cần phải tìm một giải pháp thay thế nguồn tài nguyên rừng thì mới bền vững.

Tại tỉnh Thanh Hóa, có xuất hiện một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, với tiềm năng sẽ là loại cây thay thế cho nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên trong tương lai, đó chính là cây Luồng. Trong những loại cây rừng được trồng tại tỉnh Thanh Hóa thì cây Luồng đánh giá là cây mang lại giá trị kinh tế cao nhất. Người ta có thể dùng Cây Luồng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau, có thể làm vật liệu xây dựng, làm tăm mành, làm đũa ăn xuất khẩu, làm đồ trang trí mỹ nghệ, làm nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy hoặc có thể dùng để chiết xuất thuốc chữa bệnh, măng tre có thể dùng làm thức ăn. Kể tới đó thôi cũng nhận thấy đây là một cây mang lại nhiều giá trị kinh tế. Và hơn thế nữa, nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, thân cây tre Luồng ngày nay có thể tận dụng làm ván tre ép có đặc tính không thua kém các loại ván gỗ tự nhiên, thâm chí còn cứng hơn một số loại.

khai thác cây luồng làm nguyên liệu

Nhờ vào tính hiệu quả kinh tế của loại cây "đa tác dụng" này mà thu nhập của dân bản địa ngày một khám khá hơn. Chính quyền địa phương tỉnh Thanh hóa cũng nhận định đây là giống cây chủ lực và đã chủ trường giao đất rừng lại cho người dân vùng Thanh Hóa canh tác, cải thiện kinh tế gia đình. Không những mang lại giá trị về mặt kinh tế, cây Luồng ngày nay đã góp phần phủ xanh phần lớn diện tích trống đồi núi trọc, đem lại bầu không khí trong lành hơn cho khu vực nơi đây. Vậy núi trọc, đem lại bầu không khí trong lành. Hãy cùng Bamboo Furni tìm hiểu những đặc điểm và ứng dụng của cây Luồng "đa năng" qua bài viết này nhé.

1. Đặc Điểm Nhận Dạng Tre Luồng

Do được trồng phổ biến nhất tại tỉnh Thanh Hóa nên đôi lúc được người ta gọi là Luồng Thanh Hóa. Cây Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro hay Dendrocalamus barbatus, thuộc họ Hòa Thảo, phân họ Tre Trúc. Cây Luồng mọc thành từng cụm lớn nhưng thưa thớt với nhau, số lượng mỗi cụm có thể lên đến 100 - 200 cây. Thân cây Luồng rất cao và thẳng, có chiều cao trung bình từ 15 - 30, một số cá thể có thể cao tới 50 - 60m, mỗi lóng tre dài 10 - 15cm, đường kính thân 10 - 14cm, thân tre tươi rất nặng có thể lên tới 37kg. 

Mặc dù được xem là một loại cây thân thảo (cây cỏ) nhưng đặc điểm thân gỗ của Cây Luồng rất cứng, dẻo dao và bền bỉ.  Độ cứng của Tre Luồng Việt Nam cao nhất thế giới, gấp 5 lần loài tre Moso của Trung Quốc. Sở dĩ thân cây tre Luồng có đặc điểm này vì nó có sợi vân to hơn rất nhiều so với tre Moso. Nhờ vào đặc điểm độ cứng cao, Tre Luồng được xem như là một loại tre quý, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng lớn, làm đồ nội thất, trang trí nhà cửa. Tre Luồng còn được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những loài cây giúp chống biến đổi khí hậu, một loại nguyên liệu xanh trong tương lai.

Tre Luồng được thu hoạch tại một tỉnh ở vùng núi phía bắc

2. Đặc Điểm Sinh Học của Cây Luồng

Luồng là loài cây ưa sáng, có tốc độ mọc rất nhanh, dễ trồng và it tốn công chăm sóc, thích hợp trồng tại những nơi có khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Quần thể sinh thái của cây Luồng khá đa dạng, chúng có thể được trồng thuần loại tạo thành rừng Luồng riêng biệt, có thể trồng hỗn giao với các loại cây gỗ hoặc trồng thành từng đám trong rừng thứ sinh trên diện tích lớn. Đôi lúc, cây Luồng còn được trồng phân tán thành từng khóm một xung quanh khu dân cư.

Trong tự nhiên, Cây Luồng đóng một vai trò rất trọng trong việc chống xói mòn và giữ đất. Hệ rễ tre của cây Luồng có đặc điểm ăn sâu vào lòng đất, giữ chặt đất và giảm độ xốp của đất, giúp tăng khả năng thấm nước của đất qua các cơn mưa rào. Nếu phát triển rừng Luồng đúng quy hoạch, có kỹ thuật sẽ mang lại nguồn nước dồi dào hơn phục vụ cho canh tác lúa ở các thung lũng, khu đất lúa, đất màu và nguồn nước sinh hoạt cũng được cải thiện đáng kể. Quan hệ giữa cây trong khóm vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa làm chỗ dựa cho nhau.

Các giai đoạn phát triển của cây Luồng

  • Luồng 1 - 2 năm tuổi có thân non mầu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông trắng mịn, thịt trắng.
  • Luồng 3 - 4 năm tuổi là cây vừa, mầu xanh sẫm.
  • Luồng 5 tuổi trở lên là cây già và là đối tượng khai thác.

Sau khi trồng 5 - 6 năm rừng Luồng đã có thể đưa vào khai thác. Một khóm Luồng chuẩn có khoảng 20 - 40 cây (15 - 20 cây trong một khóm sau khai thác, 30 - 40 cây trong một khóm khi đến chu kỳ khai thác), tỷ lệ các cấp tuổi gần bằng nhau và có 5 - 8 măng mới được sinh ra hàng năm. Tuổi thọ của cây Luồng khoảng 8 - 10 năm. Tre Luồng cũng giống như các loài tre khác, là những cây thân gỗ có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Do vậy, đây là một nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào mà không cần chi phí nhiều để trồng bổ sung hay công sức chăm sóc.

3. Thành phần và Cấu Trúc Cây Luồng

Tre Luồng Việt Nam có độ cứng vào bậc nhất thế giới, cứng hơn gấp 5 lần so với tre mao trúc của trung quốc (hay còn gọi cây moso). Vốn dĩ có độ cứng như vậy là nhờ Cây Luồng có tỷ lệ Xenlulo cao nhất trong các loài tre, với tỷ lệ là 54% còn lại là Lignin 22,4%, Pentozan 18,8%. Sợi Luồng thường có chiều dài 2,944mm, chiều rộng 17,84m, vách tế bào dầy 8,5m. Với thành phần hoá học và kích thước sợi của Luồng nếu dùng Luồng làm nguyên liệu sản xuất giấy sẽ cho hiệu quả cao và chất lượng giấy cũng tốt hơn.

Tế bào sợi và tế bào ống dẫn là thành phần chủ yếu của bó mạch Tre Luồng. Kích thước và mật độ bó ống sợi trong tre khác nhau theo tuổi vị trí và loài. Từ thân đến ngọn tổng số bó sợi là như nhau, nhưng khác nhau theo chiều ngang, kích thước tăng dần và mật độ giảm dần từ ngoài vào trong, nhỏ dần và mật độ tăng dần theo chiều cao của thân. Đường kính và ống rây có đường kính nhỏ dần ở hai bên vách; ở phần giữa là lớn nhất.

Cấu trúc từ sợi xenlulozo tới tế bào thân cây Tre Luồng

Bó sợi xếp dọc song song với nhau, không nối ngang. Nhưng thông qua các mắt bó sợi có phân bố song song vuông góc hoặc uốn cong để nối các đốt nhằm tăng cường trao đổi nước và dinh dưỡng. Tế bào sợi trong thân là một loại tế bào vách dày hình thoi, tế bào ống dẫn là tế bào ống tròn dài xếp thẳng đứng.

Luồng có khối lượng thể tích là 625 kg/m3 (độ ẩm 15%) tương đương một số loại gỗ nhóm 7, nhưng do có cấu tạo và sắp xếp đặc biệt của tế bào sợi dài và những bó mạch (216 bó mạch/cm2), nên Tre Luồng độ bền kéo lên tới 24000 PSI lớn hơn so với 20000 PSI của thép.

Chính vì vậy, cây Luồng có thể làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải hay chèn hầm lò rất tốt. Cây Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván tre ghép vừa đẹp lại chắc bền, được nhiều người ưa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.

4. Giá Trị Kinh Tế của Tre Luồng

Tre Luồng có khả năng phát triển nhanh chóng và có thể được thu hoạch trong vòng từ 3 - 5 năm trồng, nếu so với các loại gỗ cứng thì cũng phải mất đến 40 năm để trưởng thành và cho chất lượng đủ tốt để khai thác gỗ. Rừng Luồng sau khi trồng được 5 - 6 năm là có thể đưa vào khai thác, sau 9 -10 năm thì có thể khai thác ổn định. Chỉ cần trông một lần nhưng lại cho thu hoạch nhiều lần, nếu biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật thì chu kỳ khai thác có thể kéo dài tới 40 - 50 năm. Như vậy, sử dụng cây Tre Luồng làm nguyên liệu thay thế gỗ là một hướng đi bền vững và lâu dài trong tương lai.

Loài cây này có dáng đứng thẳng từ gốc lên ngọn, dễ sản xuất thành hàng tiêu dùng hoặc vật dụng phục vụ ngành xây dựng và xuất khẩu. Tại bản địa, loại tre này vẫn thường dùng làm chiếu tre hạt vuông, làm cột nhà, đồ nội thất… Măng cây Luồng ăn ngon, kích thước lớn nên ngoài ăn tươi còn được phơi khô. Trọng lượng bính quân của măng luồng là 1,15kg/măng. 

Các sản phẩm cao cấp từ cây Tre Luồng như là ván tre ép rất được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài. Nếu chúng ta có hướng đi tốt thì đây chắc chắn sẽ một sản phẩm có giá trị xuất khẩu rất cao, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam.

Ngay từ đầu bài viết, chúng tối có nhắc đế ván tre ép. Vậy bạn đã biết tới ván tre ép là gì chưa? Đây là một loại ván được ghép từ nhiều thanh nan tre mà tạo thành hình. Ván tre ép tại Việt Nam xuất hiện đã lâu nhưng chưa được phổ biến. Bạn có thể tìm hiểu qua những hình ảnh bên dưới.

>> Xem thêm: Ván gỗ tre ép được ứng dụng như thế nào trong đời sống?

Ván tre ép sau khi được hoàn thiện

Bàn làm việc được làm từ ván tre ép

Bàn ghế phòng khách được làm từ ván gỗ tre ép

LỜI KẾT

Cây Luồng là loại cây mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân vùng núi tây bắc, giúp người dân có được nguồn thu nhập ổn định với những đặc tính sinh trưởng rất đặc biệt của nó. Lợi ích từ việc trồng cây Luồng còn xuất phát từ việc bảo vệ môi trường, nhiều người chọn sử dụng vật liệu tre ghép cũng bởi vì nó giúp hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên rừng.

Nếu bạn thấy bài viết này hay và ý nghĩa thì hãy share để mọi người cùng biết tới nhé.

Team Bamboo Furni