Góp ý/hợp tác: 0939 448 124
Quá trình tạo nên một tấm ván gỗ tre ép đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và rất tốn thời gian. Tuy nhiên, sau khi được hoàn thiện ván gỗ tre được gia tăng thêm nhiều tính chất vượt trội giúp nó trở thành vật liệu thay thế cho ván gỗ tự nhiên rất tốt.
Với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhu cầu to lớn của xã hội về gỗ như hiện nay, thì chẳng mấy chốc mà những cánh rừng ngoài tự nhiên sẽ mọc cánh mà bay hết. Rừng là nguồn tài nguyên không thể tái sinh được, đồng nghĩa với việc khai thác quá mức và không hợp lý thì sẽ mất chúng hoàn toàn. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta. Các nhà khoa học đang phải gấp rút tìm ra một những giải pháp nhằm hạn thế tình trạng này ngay lập tức.
Nếu chúng ta tìm ra được một nguồn nguyên liệu thay thế cho gỗ tự nhiên thì sao? Vậy thì không cần phải khai thác, chặt phá rừng để lấy gỗ làm gì nữa. Các cánh rừng sẽ có thời gian để phục hồi, những ngọn đồi, núi sẽ lại được phủ xanh như ngày nào. Đâu sẽ là nguồn nguyên liệu thay thế hiệu quả cho gỗ?
Tre là một người bạn thân thiết trong đời sống của bất kì người dân Việt Nam nào, hình ảnh giản dị, mộc mạc của nó khiến người ta chẳng mấy ai thèm quan tâm tới khả năng và đặc tính của nó. Trên thực tế, tre là một nguồn tài nguyên dồi dào, nhiều tính ứng dụng và cực kì hữu dụng trong đời sống, nó có thể làm cột chống, làm nhà, gường ngủ ..v...v. Đó chỉ là một phần thôi. Khả năng của tre còn nhiều hơn thế.
Nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh mạnh mẽ mà chúng ta đã bỏ quên
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tre có bền còn cứng hơn cả thép. Điều này có nghĩa là tre vốn dĩ chẳng thu kém gì so với gỗ tự nhiên mà thậm chí còn tốt hơn một số loại gỗ nữa. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng cây tre? Đó chẳng phải là một sự lãng phí hay sao? Vẫn có một cách để chúng ta có thể sử dụng tre làm tốt hơn, đó chính là ván tre ghép. Nào bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình tạo nên những loại ván tre độc đáo ngay trong bài viết của Bamboo Furni nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng Quan về Ván Gỗ Tre Ép
2. Nguyên Liệu cho Ván Gỗ Tre tại Việt Nam
3. Quy Trình Sản Xuất của Ván Tre Ghép Thanh
3.1. Giới thiệu ván tre ghép thanh
3.2. Các Công Đoạn Sản Xuất Ván Ép Thanh
4. Quy Trình Sản Xuất của Ván Tre Ép Khối
4.1. Giới thiệu ván tre ép khối
4.2. Các Công Đoạn Sản Xuất Ván Ép Khối
Gần đây, với sự phát triển của công nghệ chúng ta đã có thể tận dụng được những ưu điểm từ thân gỗ của cây tre. Một loại vật liệu mới được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất. Đó chính là ván gỗ tre ép. Loại ván này được sản xuất dựa trên nguyên tắc ghép và dán các nan tre hoặc sợi tre bằng một sức ép cực kì lớn. Khi đạt tới một lực ép đủ lớn, các nan tre hoặc sợi tre sẽ hình thành liên kết bền vững với nhau.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai kiểu ghép phổ biến là ghép ngang và ghép nghiêng (ghép dọc). Tùy theo kiểu ghép sẽ cho ra một kiểu hoa văn mang nét riêng. Ngoài ra, còn có một quy cách ghép khác nữa đó là ván tre ép khối. Ván ép khối được hình thành từ việc nén các sợi tre lại với nhau. Xét về mặt cấu tạo thì chúng ta có thể nhận thấy ván tre ép khối có độ cứng và độ ổn định tốt hơn nhiều so với quy cách ghép ngang và ghép nghiêng (ghép dọc). Đó là do ghép sợi sẽ tạo được nhiều liên kết xenluluzo nhiều hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, ván tre ghép thanh lại giữa được nguyên bản vân gỗ tre, hoa văn này rất đặc trưng và được nhiều người ưu thích hơn.
Không phải bất kì loại tre nào cũng có thể sử dụng để sản xuất ván tre ép, chúng cần phải đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật nhằm cho ra sản phẩm có chất lượng tốt. Tại Việt Nam, cây luồng được lựa chọn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất ván tre ép. Đây là một loài tre khổng lồ có xuất xứ tại các tỉnh phía bắc, được trồng nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Thân của cây luồng có kích thước lớn với đường kinh 10cm, độ cứng thuộc hàng bậc nhất trong các loài tre trên thế giới.
Với một tốc độ sinh trưởng và hoàn thiện thành cây trưởng thành chỉ mất từ 4 - 5 năm và có thể thu hoạch ổn định 9 năm tiếp theo. Trong giai đoạn thu hoạch cây luồng có thể tự mọc lại mà không cần tốn công gây trồng thêm. Nếu đem so với các loại gỗ khác thì cần phải tốn hàng trăm năm trời có thể thu hoạch và cũng rất tốn công chăm sóc cho việc trồng lại từ đầu.
Do đó, cây Luồng là được nhiều chuyên gia đánh giá là nguồn tài nguyên gỗ tái sinh, là vật liệu bền vững trong tương lai. Những cây tre Luồng đạt chuẩn là những cây tre già. Lúc này tre đã phát triển hoàn thiện, cho độ cứng và độ bền rất tốt. Tre được thu hoạch bằng cách cắt thành đoạn dài khoảng 250cm, kích thước đường kính rơi vào khoảng 9cm.
Tre Luồng được thu hoạch và xẻ thanh để vận chuyển tới các nhà máy sản xuất
Tổng quan nhanh về quy trình sản xuất Ván Tre Ghép
Ván tre ghép thanh được tạo nên nhờ phương pháp ghép và nén nan tre tại nhiệt độ cao và dưới một áp lực cực lớn. Khi đó, giữa các nan tre sẽ hình thành một liên kết bền với nhau tạo thành một khối thống nhất. Đối với các loại ván tre ép, chúng ta có hai quy cách ghép, gồm ghép ngang và ghép nghiêng(ghép dọc). Mỗi loại quy cách sẽ cho một loại hoa văn khác nhau, ghép ngang sẽ cho hoa văn nhiều và tự nhiên hơn, ghép dọc cho hoa văn nhiều nút (mắt tre) và độc đáo hơn.
Ghép Ngang | Ghép Dọc |
Nếu bạn chú ý thì dễ nhận thấy bề ngang của một thanh nan tre cũng chỉ giới hạn vào khoảng 20mm, vậy làm sao để đảm bảo độ bày của tấm ván tre ép thanh. Để có được bề dày kỹ thuật như mong muốn, người ta dùng phương pháp ghép nhiều lớp, chồng những tấm ván lên nhau và tiếp tục ép dưới áp lực lớn để tạo thành ván tre ép nhiều lớp. Khi đó ván tre ép có thể là một lớp hoặc nhiều lớp, thông dụng nhất là loại 2 lớp và 3 lớp. Với sự đa dạng về độ dày như vậy giúp ván tre ép dễ dàng ứng dụng nhiều lĩnh vực hơn.
Ghép 2 Lớp | Ghép 3 Lớp | Ghép 5 Lớp | Ghép 7 Lớp | Ghép 9 Lớp |
Bảng phân loại số lượng lớp tre
Mặt cắt giải phẫu của thân tre được phân thành các nan hình chữ nhật
Mặt cắt ngang ván gỗ tre ghép dọc và ghép nghiêng
Một mẫu sản phẩm ván tre ghép nan sau khi được hoàn thiện
- Công đoạn 1: Chọn lọc nguyên liệu gỗ tre
Trước khi đưa vào quy trình sản xuất tre được kiểm soát chất lượng đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đầu ra. Các tiêu chí cơ bản được đưa ra như không bị khuyết tật, không bị sâu mọt, phải đảm bảo các chỉ tiêu về độ cứng, độ dày và kích thước đường kính thân tre. Thân tre được phân thành từng khúc có kích thước bằng nhau để chuẩn bị cho công đoạn xẻ thành nan tre.
Các đoạn tre Luồng đạt chuẩn được tuyển chọn nhằm đảm bảo cho chất lượng sản phẩm
- Công đoạn 2: Tách thân thành nan tre
Các khúc tre đã đạt tiêu chí chất lượng sẽ được đưa qua bộ phận máy tách nan tre. Nan tre sau khi tách sẽ có kích thước tương đương nhau nhờ vào lưỡi cắt tròn đã được đo sẵn kích thước. Khâu này giúp cho nan tre có độ đồng đều hơn, sau này ván hình thành sẽ có hoa văn đẹp hơn.
Tre được đưa vào máy xẻ, tách thành từng nan
Cây tre sau khi được tách thành từng nan
- Công đoạn 3: Bào và ép thẳng cho nan tre
Đây là công đoạn giúp cho các nan tre thô có thể tạo hình những đoạn thanh thẳng đều và có thẩm mỹ hơn. Nan tre được đưa qua bộ phận máy bào nhằm lược bỏ các phần xung quanh đưa về kích thước 22x6 mm (dài x rộng). Các nan tre được tạo hình đồng đều sẽ có bề mặt tiếp xúc với nhau tốt hơn, quá trình ép thành ván tre cũng thuận lợi và bền chặt hơn.
Công nhân đang đưa nan tre vào máy cắt
Nan tre sau khi được bào và tạo hình
- Công đoạn 4: Hấp nan gỗ tre
Trong thành phần của cây tre có chứa đường lignin, đây là nguồn dinh dưỡng hấp dẫn của mọt. Muốn tránh không bị mọt tấn công gỗ và tre thì các nhà sản xuất phải ngâm trong nước trong thời gian dài để chất đường này phân hủy. Khi đó, chất đường lignin trong gỗ và tre đã phân hủy nên mọt hết thức ăn và không còn cơ hội tấn công nữa. Ngày nay, các nhà chế biến sản phẩm gỗ và tre không còn ngâm nước nữa vì thời gian dài và cũng tốn kém, còn có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Công nghệ xử lý tiên tiến hiện nay là hấp hoặc đốt để làm nhanh quá trình phân hủy đường lignin. Theo phương pháp này, khi hấp chất đường sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước và thải ra ngoài sợi gỗ, sợi tre hoặc khi đốt chất đường bị cháy đi. Cũng bằng cách này thì các nhà sản xuất giảm được thời gian, giảm chi phí và kiểm soát được vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Khi không còn đường lignin thì mọt không ăn gỗ, tre nữa vì không còn nguồn thức ăn.
- Công đoạn 5: Sấy khô và chà nhám
Sau khi được xử lý qua công đoạn hấp, nan tre sẽ chứa có độ ẩm lớn nên cần phải sấy khô trước khi qua công đoạn ghép nan. Các nan tre sẽ được sấy khô trong lò 5 ngày cho độ ẩm đạt khoảng 8 - 10% thì lấy ra. Khi nan tre đã khô, chúng được đưa chà nhám thêm một lần nữa nhằm tạo bề mặt tiếp xúc tốt nhất cho công đoạn ghép nan. Lúc này nan tre sẽ được đưa về kích thước 20x5 mm.
Kiểm tra chất lượng trước khi ép thành ván
Khâu kiểm tra kỹ thuật trước khi đưa vào máy ép
Bước 6: Công đoạn ép thanh tre thành tấm
Như đã nói ở phần trên, ván tre ép được ghép theo hai quy cách là ghép ngang và ghép nghiêng (ghép dọc). Mỗi quy cách ghép sẽ có một loại máy phù hợp với quy cách đó.
Các nan tre được đặt nằm ngang rồi từ từ đưa vào máy ép
Vật liệu ván tre ép ngang thô sau khi được đưa qua máy nén
Nan tre được đặt theo chiều dọc cho tiếp xúc với nhau
Vật liệu ván gỗ tre ép dọc sau khi đưa qua máy nén
- Công đoạn 7: Cắt thành tấm
Để thuận lợi cho việc xuất bán ra ngoài thị trường thì các tấm ván gỗ tre ép được cắt về kích thước tiêu chuẩn như trong bảng giá ván tre ép, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết giá hơn.
- Công đoạn 8: Chà nhám bề mặt
Ván gỗ tre được đưa qua công đoạn chà nhám nhằm đảm bảo cho bề mặt của sản phẩm gỗ được phẳng mịn, không bị gồ ghề và giảm sắc các góc cạnh.
- Công đoạn 9: Kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng
Trước khi xuất xưởng, ván tre ép sẽ được kiểm tra chất lượng một lần nữa. Nhân viên của bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra lại các thông số về độ cứng, độ bám dính và một số thông số quan trọng khác để đảm bảo không lọt các sản phẩm lỗi ra ngoài.
Nhìn chung, quy trình của ván tre ép khối không khác gì mấy so với quy trình của ván tre ghép thanh. Nhưng thay vì ghép theo quy cách ngang hoặc dọc của nan tre thì ván tre ép khối được hình thành bằng cách liên kết các sợi tre lại với nhau dưới áp lực lớn. Cũng nhờ đó mà mật độ sợi tre của ván tre ép khối cao hơn so với ván ghép thanh rất nhiều, 1200kg/m3 so với 700kg/m3, độ cứng Janka cũng cao hơn, 2800 lbf so với 1380 lbf. Sự kết hợp của sợi tre cũng tạo nên hoa văn rất khác, hầu như mất đi hoàn toàn các vân đốt tre, hoa văn của ván tre ép khối cũng rất phong phú.
Vân Giả Gỗ | Vân Da Hổ | Vân Ngựa Vằn |
Một số loại hoa văn của ván gỗ tre ép khối
Mặt cắt giải phấu của ván gỗ tre ép khối
- Công đoạn 1: Cắt thân tre thành sợi
- Công đoạn 2: Hấp sợi tre
- Công đoạn 3: Tẩm keo dán
- Công đoạn 4: Nén dưới áp lực và nhiệt độ cao
- Công đoạn 5: Chà nhám vấn gỗ ép khối
Công ty TNHH TMDV XNK Bamboo Furni là thương hiệu chuyên cung cấp các loại ván gỗ trep ép cho thị trường trong nước và nước ngoài. Chúng đem lại cho bạn những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.
>> Xem thêm: Ván gỗ tre ép được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Thông tin liên hệ